Sau khi phục hình implant, chiếc răng mới được hoàn thiện cả về mặt cấu tạo, thẩm mỹ và khả năng ăn nhai tương tự như răng thật. Tuy nhiên trong quá trình nghiền nhỏ thức ăn đôi khi xảy ra hiện tượng bị giắt lại vụn thức ăn ở răng implant. Muốn biết nguyên nhân cụ thể và làm thế nào xử lý nhanh chóng, hiệu quả nhất, mọi người tìm hiểu thông tin dưới đây nhé.
Mục lục
1. Nguyên nhân giắt thức ăn khi trồng răng implant
Trồng răng implant là phương pháp phục hình tốt nhất hiện nay thay thế chiếc răng thật đã mất bằng chiếc răng giả với cấu tạo tương tự. Phần chân răng làm từ trụ implant được cấy ghép trực tiếp vào bên trong xương hàm. Phần bên trên là mão sứ có màu sắc tương tự như răng thật. Hai bộ phận này kết nối với nhau nhờ Abutment.
Sau khi trồng implant, đôi khi bạn gặp tình trạng bị đọng thức ăn hoặc giắt thức ăn (nhồi thức ăn). Những nguyên nhân có thể là:
Do bị đọng thức ăn hoặc giắt thức ăn đơn thuần
Đọng thức ăn và giắt thức ăn có vẻ giống nhau nhưng thực chất đây là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt mà mọi người cần lưu ý:
– Đọng thức ăn (Food Lodgment)
Đọng thức ăn là tình trạng những mảnh vụn thức ăn đọng xung quanh impant. Chúng có thể được loại bỏ bằng cơ chế tự làm sạch sinh học như dòng chảy nước bọt, di chuyển lưỡi, súc miệng,… Đọng thức ăn không gây ra cảm giác quá khó chịu.
– Giắt thức ăn hay nhồi nhét thức ăn (Food Impaction)
Giắt thức ăn thì phức tạp hơn, do mất tiếp xúc điểm, sự xoay của răng sứ trên implant, sự nghiêng gần hoặc trồi răng đối diện. Nguyên nhân có thể do bị mất hoặc phục hình không tạo ra nhú lợi hoàn toàn giữa răng và implant. Hoặc do lực cắn bất thường, múi chui,…
Ngoài ra, phục hình implant còn được chia ra hai loại là phục hình tách rời (riêng lẻ) và phục hình cả hàm răng liên kết thành một khối như cầu răng, hàm all giả all on 4. Trường hợp trồng implant all on 4 nối liền thành một khối, bạn hoàn toàn không bị giắt thức ăn ở kẽ. Do vậy, tình trạng này chỉ diễn ra với răng implant đơn lẻ.
Do sự thay đổi tiếp xúc điểm qua thời gian giữa implant với răng thật
Chân răng thật nằm trong xương và xung quanh sẽ có hệ thống dây chằng nha chu kết nối cement chân răng, xương ổ. Hệ thống dây chằng được ví như chiếc “giảm xóc” giúp răng có độ nhún mềm mại hơn khi nhai thức ăn. Biên độ nhún của răng thật trong xương khoảng 20 micro. Hệ thống dây chằng, xương ổ quanh răng đang hoạt động nên chúng có thể tái cấu trúc và thích nghi liên tục. Với người đã mất răng lâu năm mà không trồng lại ngay thường các răng sẽ đổ về phía trước hơn là phía sau.
Trồng răng implant giúp phần trụ bám trực tiếp vào xương. Nó không có hệ thống dây chằng như răng thật. Implant sẽ đứng yên trong xương hàm và không hề dịch chuyển. Những chiếc răng thật xung quanh vẫn có sự co duỗi nhịp nhàng khi ăn, còn răng implant thì đứng yên nên có thể xuất hiện khe hở giữa implant và răng thật sau một thời gian sử dụng. Ban đầu, bạn vẫn ăn uống như bình thường, không thấy bị mắc thức ăn. Tuy nhiên sau khoảng vài năm thì khe hở mới xuất hiện. Thực ra đây là hiện tượng sinh lý thuộc về đặc tính implant.
Thông thường răng thật có độ nhún khoảng 20 micro nên khi mài chỉnh khớp cắn, bác sĩ cho răng thật chạm nặng hơn ở trạng thái tiếp xúc đầu tiên. Tuy là phương thức mài chỉnh đúng nhưng do răng thật bị nặng tiếp xúc theo chiều dọc nên dễ bị mất tiếp xúc điểm với răng bên cạnh theo thời gian.
Bên cạnh đó, tiếp xúc điểm giữa răng thật và implant cũng có thể bị hở nếu bác sĩ thực hiện kỹ thuật không chặt hay do răng thật bị sâu, mẻ,…
Do bị hở nhú lợi
Phần chân răng thật luôn lớn hơn chân răng implant. Từ đó mà phần cổ giao giữa thân và chân implant nhỏ hơn răng thật. Hiện nay, các abutment kết nối giữa phần mão sứ với trụ implant có kích thước nhỏ dẫn đến răng implant bị thiết kế đường viền hẹp hoặc bị mất một phần, đôi khi là hoàn toàn nhú lợi. Nếu nhú lợi không lấp đầy vùng tiếp xúc, làm xuất hiện những khe hở rất lớn giữa hai răng cũng là nguyên nhân gây ra giắt thức ăn mãn tính.
Do hiện tượng tiêu xương do viêm quanh implant
Nếu phần xương xung quanh implant bị viêm sẽ gây tình trạng tiêu tụt xương, làm thay đổi Embrasures, spillway spaces là các dốc tạo thành giữa các múi liên răng. Chính các khoang tiếp xúc này có tác dụng làm lạc hướng viên thức ăn, không cho nhồi thức ăn xơ vào giữa 2 răng.
Giải đáp ngay: Tiêu xương răng có cấy implant được không?
Do các lực cắn khớp bất thường
Trường hợp người đã bị mất răng lâu năm, khớp cắn xuất hiện tình trạng bất thường như răng trên trồi xuống gây cài răng lược, múi chui, hay các răng cạnh khoảng mất răng bị nghiêng đổ nhiều.
Do bác sĩ cấy implant bị sai vị trí
Trước khi tiến hành cấy ghép implant, bác sĩ phải có hình ảnh giả lập của răng giả tương lai. Sau đó mới tiến hành trồng implant ở vị trí trung tâm, thẳng trực và cách tương đối đều 2 răng bên cạnh. Trường hợp trồng răng implant lệch về bên nào cũng sẽ dẫn đến nguy cơ giắt thức ăn.
Đừng bỏ qua: Trồng răng Implant mất bao lâu thì hồi phục hoàn toàn
2. Biến chứng khi bị giắt thức ăn sau khi trồng răng implant
Nếu bị giắt thức ăn, việc tự làm sạch bằng cơ chế sinh học như di chuyển lưỡi, súc miệng bằng lưỡi sẽ khó thực hiện. Ngược lại còn làm cho bạn cảm thấy vướng víu, khó chịu, bực bội. Thức ăn mắc lại càng lâu thì càng tạo điều kiện giúp vi khuẩn sinh sôi, phát triển và tấn công vào lợi, nướu. Răng implant cũng không thể bền chắc trên cung hàm. Thậm chí nguy hiểm hơn là bị hư hại, hỏng răng kế cận. Do vậy ngay khi thấy tình trạng bị giắt thức ăn ở răng trồng implant, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục dưới đây.
3. Cách khắc phục trồng răng implant bị giắt thức ăn
Vì trồng răng implant xong giắt thức ăn do nhiều nguyên nhân khác nhau nên cách khắc phục sẽ do bác sĩ trực tiếp thăm khám và đưa ra phương án điều trị tốt nhất.
– Khắc phục do sự thay đổi tiếp xúc điểm qua thời gian giữa implant với răng thật
Trường hợp do sự thay đổi tiếp xúc điểm qua thời gian giữa implant với răng thật, bác sĩ sẽ tháo răng implant và đặt thêm sứ ở tiếp xúc. Hoặc cách khác là hàn thêm tiếp xúc bên phía răng thật. Theo bác sĩ, nên dùng phục hình bắt vít cho răng hàm thay vì gắn cement sẽ thuận tiện hơn cho việc sửa chữa khi xuất hiện khe hở giắt thức ăn.
– Khắc phục do hở nhú lợi
Trường hợp bệnh nhân có hình lợi mỏng, bác sĩ cấy hơi âm xuống dưới mức xương, làm abutment cá nhân hóa. Sau đó tạo hình- dựng trục các răng thật nghiêng đổ bên cạnh, tạo tiếp xúc dạng mặt phẳng diện rộng, bo kín không tạo khoảng trống với răng bên cạnh. Hay nói cách khác là cố gắng lấp kín nhú lợi ngay từ bước lập kế hoạch điều trị.
Theo bác sĩ, vấn đề hở nhú lợi cũng là thách thức khi thực hiện cấy ghép implant. Việc sử dụng abutment cá nhân hoá giúp kiểm soát nhú lợi tốt hơn. Với những yêu cầu cao, bạn nên chọn abutment cá nhân hóa thay vì abutment làm sẵn.
– Khắc phục hiện tượng tiêu xương do viêm quanh implant
Trong trường hợp tiêu xương do viêm quanh implant, bác sĩ sẽ tháo implant để cấy ghép xương hàm trước khi phục hình lại.
– Khắc phục do lực cắn khớp bất thường
Trường hợp khớp cắn lộn xộn, bất thường, bác sĩ có kế hoạch tái lập lại trước khi cấy implant. Những điều trị bao gồm, dựng trục răng nghiêng đổ, đánh lún răng trồi. Nếu bệnh nhân bị mất răng hàm dưới mà răng hàm trên thõng xuống, khi đó khớp cắn sẽ bị gài khớp gây nhồi nhét thức ăn. Không khắc phục sớm dễ hỏng cả răng implant lẫn răng thật.
– Khắc phục do bác sĩ cấy implant sai vị trí
Để ngăn ngừa trường hợp cấy implant sai vị trí, bác sĩ phải có hình ảnh giả lập của răng giả tương lai. Sau đó cố gắng thực hiện chuẩn kỹ thuật, đúng vào vị trí trung tâm, cách đều các răng còn lại.
Nếu bệnh nhân bị lợi dày, bác sĩ có thể cấy ngang mức xương. Nếu mô lợi mỏng chỉ 2- 3mm, bác sĩ nên cấy implant âm xương, để tạo độ dày lợi khoảng 4- 5mm. Khi đó sẽ dễ dàng tạo được dạng thoát dần của răng sứ và bịt kín tam giác đen.
Chi tiết nhất: Trồng răng implant có bền không? có được vĩnh viễn không?
4. Địa chỉ trồng răng implant an toàn, chất lượng
Trồng răng implant là kỹ thuật hiện đại đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn, kiến thức vững vàng, kinh nghiệm phong phú. Đặc biệt muốn ngăn ngừa các biến chứng xảy ra sau khi cấy implant, bạn cần chọn đúng địa chỉ nha khoa uy tín. Với hơn 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phục hình thẩm mỹ, nha khoa Thuý Đức hội tụ đầy đủ yếu tố giúp ca trồng răng implant của bạn diễn ra an toàn, chất lượng.
– Đội ngũ bác sĩ nha khoa Thuý Đức đều tốt nghiệp tại các trường Đại học danh tiếng, dành nhiều năm tu học tại nước ngoài, có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý các ca phức tạp mang đến kết quả điều trị tốt. Tinh thần làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, chu đáo.
– Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại giúp hỗ trợ tối đa việc chẩn đoán của bác sĩ trước và trong khi phẫu thuật, đảm bảo sự chính xác tuyệt đối.
– Sử dụng trụ implant uy tín, chính hãng đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Điển hình là trụ STRAUMANN (Thuỵ Sĩ), trụ DENTIUM (Hoa Kỳ), trụ DIO (Hàn Quốc), trụ ETK (Pháp), trụ SIC (Thuỵ Sĩ), trụ NEO (Thuỵ Sĩ). Mỗi loại trụ đều chất lượng tốt và sở hữu những ưu điểm riêng, có thể tích hợp vào xương dễ dàng.
– Chính sách bảo hành, chi phí và kế hoạch điều trị luôn rõ ràng, minh bạch. Ngoài ra còn nhiều chương trình ưu đãi khác cho khách hàng.
Như vậy, bạn đã hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục trồng răng implant xong bị giắt thức ăn phải làm sao. Mọi người sau khi cấy implant cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, vệ sinh răng miệng cẩn thận, ăn các thực phẩm có lợi và tránh xa những thứ có thể mắc vào răng như đồ quá mềm, quá dẻo, nhiều vụn,…
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề trồng răng implant, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ